Ẩm thực việt với chiều dài đi cùng với lịch sử đất nước đã lưu giữ trong mình những món ăn độc đáo làm bao thực khách phải mê mẩn. Những món ăn dân gian của các miền quê đều mang một nét tinh hoa đặc sắc riêng, dưới đây là 5 đặc sản được dâng tiến lên vua thời phong kiến\
Tham khảo: >>> Nấu cỗ tại nhà giá rẻ ở Hà Nội
1. Cá anh vũ
Với những thớ thịt trắng, quánh và đặc biệt là khối sụn môgi giòn sần sật, cá anh vũ được người sành ăn cho là ngon hơn bất kỳ loài cá nào của sông nước. Vì vậy, từ xa xưa, cá anh vũ đã được dùng làm thức tiến ăn tiến vua, được các bộ chính sử ghi lại.
2. Gà đông tảo
Giống gà này rất khó nuôi, đòi hỏi phải kỳ công chăm sóc. Gà càng già càng quý, thịt ăn thường có mùi vị thơm ngon đặc trưng không lẫn với bất kỳ loại gà nào. Gà Đông Tảo có thể được nấu thành nhiều món, nhưng độc đáo nhất là món “vảy rồng hầm thuốc bắc” làm từ đôi chân to quá khổ của chúng.
Phần thịt gà ngọt với khối lượng thịt ức nhiều, đỏ hồng, bắp đùi gà có nhiều bó cơ cuồn cuộn, không có gân, không dai. Sở dĩ gà Đông Tảo có phần thịt thơm ngon là bởi gà được thả chạy nhảy, không bị nuôi nhốt, ăn cám tự nhiên nên thịt săn chắc.
3. Chim sâm cầm
Thịt chim mềm, màu đỏ tươi, chế biến thành nhiều món cầu kì dâng vua. Do khai thác nhiều nên số lượng chim sâm cầm ngày nay cực hiếm, giá cả của loại chim này cũng ở mức 1,8 triệu đồng/kg.
Chim có kích cỡ vừa phải, nặng khoảng 0,5 - 0,8kg, thân bầu. Đầu và cổ chim phủ lông đen, mắt đỏ, mỏ nhọn màu vàng nhạt, mào màu trắng ngà, đôi cánh ngắn phớt tím.
4. Rau muốn Linh Chiểu
Rau có màu trắng, sau khi luộc có màu xanh nhạt, ăn có vị ngọt. Nếu xào mỡ, cho thêm một vài lát tỏi đập dập thì rau có một vị rất đặc trưng. Ngon hơn cả là muống làm nộm bởi thân rau giòn và xốp. Rau muống Linh Chiểu không hề chát, ăn giòn, vị đậm đà. Dù cách chế biến thế nào thì rau giữ nguyên màu xanh và vị giòn ấy.
5. Mắm tép Hà Yên
Quy trình làm mắm tép đã cầu kỳ, nhưng việc bảo quản còn phức tạp hơn gấp bội phần. Sau khi nấu mắm, người xưa dùng giấy bản để bịt miệng lọ. Cứ một lớp giấy bản lại quết một lớp vôi dẻo, làm nhiều lần cho thật kín thật dầy, ghi nhớ ngày lên thành vò để qua một đêm mới đem ủ trong tro bếp. Chừng năm tháng đến nửa năm, mắm chín mới đem ra dùng. Khi chín nước cốt dâng lên trên, chỉ việc chắt lọc qua lớp vải bông sạch, sẽ được lọ mắm cốt tuyệt hảo.
Trên đây là 5 đặc sản được dâng tiến lên vua thời phong kiến. Cùng Nấu cỗ giá rẻ ở Hà Nội tìm hiểu nét ẩm thực của các miền quê trên đất nước Việt Nam