Ngày Thần Tài hay còn được gọi là ngày vía của Thần Tài, diễn ra vào ngày 10 tháng Giêng Âm lịch hàng năm. Theo quan niệm dân gian, vào ngày lễ này Thần Tài sẽ xuất hiện trên trần gian để ban phước cho mọi người. Do đó, người Việt thường tổ chức lễ cúng ngày vía Thần Tài để cầu mong sự bảo trợ và may mắn từ vị thần này.
Việc chuẩn bị mâm cúng ngày vía Thần Tài sẽ thường dựa theo phong tục của từng vùng miền và văn hóa của mỗi gia đình. Theo đó, bạn có thể lựa chọn mâm cúng mặn hoặc mâm cúng chay tùy vào điều kiện và sở thích của mình.
Bộ tam sinh (tam sên, tam sanh)
Bộ tam sinh biểu trưng sâu sắc cho ba hình thái lễ vật của Thổ - Thuỷ - Thiên, mang ý nghĩa linh thiêng trong nghi lễ cúng bái. Mâm lễ tam sinh với miếng thịt heo, béo ngậy - biểu tượng của sự sống trên cạn (loài thai sinh), bên cạnh đó là ba con tôm hoặc cua luộc - những sinh vật phản ánh sự sống dưới nước (loài thấp sinh), và 1 hoặc 3 quả trứng - đại diện cho loài vật bay trên bầu trời (loài noãn sinh).
Trên thực tế, điều quan trọng nhất trong nghi lễ cúng vía Thần Tài không phải là vật chất mà là lòng thành tâm của người cúng. Do đó, gia chủ vẫn có thể chuẩn bị mâm cúng chay để thể hiện sự thành kính với thần linh. Nhìn chung, mâm cúng chay cho ngày vía Thần Tài sẽ bao gồm các lễ vật sau đây:
- Mâm ngũ quả, thường sử dụng các loại quả: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài,... và có thể thay đổi tùy vào văn hoá của từng vùng miền.
- 1 lọ hoa gồm 5 - 7 bông hoa cúc, hoa đồng tiền, hoa vạn thọ,...
- Nén nhang hương
- Đèn cầy
- Chum nước
- 2 điếu thuốc
- Muối hột, gạo
- 2 miếng vàng bạc đại
- Các loại bánh chay: bánh tét, bánh ít, bánh ngọt,…
Chúc bạn may mắn và thành công!