Lẩu cua đồng là một món ăn ngon trong các món lẩu của Việt Nam được nhiều ưa thích bởi hương vị đặc trưng từ nhiều nguyên liệu hòa quyện vào nhau. Đó là vị thơm ngon, thanh mát tự nhiên ngon đậm đà từ cua đồng, vị chua nhẹ của cà chua, vị nhân nhẫn của lá kiềm chắc chắn sẽ giúp thực khách hài long ngay từ lần đầu thưởng thức.
Bạn có thể sử dụng thêm thịt bò, hột vịt lộn hoặc hải sản để nấu cùng lẩu cua đều được. Tùy theo khẩu vị của gia đình để tùy biến các loại nguyên liệu khác nhau. Bạn hãy tham khảo ngay cách làm của nấu cỗ tại nhà ở Hà Nội dưới đây nhé.
1. Chuẩn bị nguyên liệu
Lưu ý: Nguyên liệu dưới đây là phần ăn dành cho 1 người. Với số lượng nhiều hơn, bạn lưu ý điều chỉnh cho phù hợp nhé!
+ Cua đồng: Để có một nồi nước lẩu ngon cho 1-2 người, bạn lựa khoảng từ 300 – 400 gram cua đồng là vừa xinh. Không nên chuẩn bị lượng cua ít hơn vì như vậy nước dùng dễ bị loãng, cũng không nên dùng nhiều cua quá vì có thể gây lãng phí trong quá trình lọc cua.
+ Xương ống: 150g-200g để ninh làm nước dùng ngọt thanh.
+ Thịt bò: Dùng để nhúng lẩu cua khi ăn. Với một nồi lẩu cua như trên, bạn không cần chuẩn bị nhiều thịt bò đâu, khoảng 200 – 300 gram thịt bò là được.
+ Đậu phụ: Bạn có thể mua theo bìa hoặc theo cân tuỳ nơi. Đậu phụ sẽ giúp bạn chống ngán khi ăn lẩu, tạo cảm giác thanh, mát hơn. Nếu mua theo bìa thì bạn mua khoảng 3 bìa đậu, nếu mua theo cân thì khoảng 150 – 200 gram là được.
+ Rau nhúng lẩu: Lẩu cua đồng có thể ăn kèm nhiều loại rau tùy khẩu vị từng người. Tuy nhiên, các loại rau ngon nhất và phù hợp nhất cho món lẩu này gồm có: rau chuối, hoa chuối, rau mồng tơi, rau rút, xà lách, Rau muống, rau chuối, tía tô, giá, mồng tơi.
+ Các loại gia vị cũng như một số thực phẩm đi kèm để làm món lẩu hấp dẫn hơn bao gồm: cà chua, hành, váng đậu, sa tế, muối, tiêu, mắm, đường, bột nêm…
2. Cách làm lẩu cua đồng
2.1. Các bước sơ chế nguyên liệu nhúng lẩu cua đúng cách
- Cà chua rửa sạch, một nửa cắt thành hạt lựu, một nửa thái múi cau. Chú ý bạn không nên thái cà chua quá mỏng. Hành lá rửa sạch, thái nhỏ.
- Hành khô bóc vỏ, thái khoanh mỏng hoặc đập dập băm nhỏ, sả đập dập cắt khúc.
- Các loại rau nhặt bỏ gốc rồi rửa sạch với nước muối, để ráo sau đó để ráo rồi xếp ra đĩa để nhúng lẩu.
- Đậu phụ trắng mua về thái miếng nhỏ vừa ăn bằng khoảng 2 đầu ngón tay rồi cho lên chảo rán vàng, sau đó xếp ra dĩa để riêng. Chú ý rán đều tay với lửa to để đậu được vàng đều và giòn rụm.
Sơ chế thịt bò
Gừng và tỏi gọt sạch vỏ sau đó rửa sạch, đập dập hoặc cũng có thể thái con chì tùy thích. Thịt bò thái lát mỏng ướp với gừng và tỏi đã sơ chế cùng với 1 thìa canh gia vị rồi trộn đều. Để trong khoảng 20 phút trước khi ăn vì để lâu thịt sẽ bị thâm.
Sơ chế cua
Cua đồng sau khi mua về, bạn đổ vào thau nước, cho vài thìa muối vào và xóc đều tay nhiều lần. Làm cách này sẽ cho cua ra hết chất bẩn và các chất bẩn dính lên mình cua rồi rửa lại nhiều lần với nước.
Lấy tay lật phần yếm dưới bụng của cua lên, dùng dạo đâm chỗ lõm dưới bụng cua để nó duỗi thẳng chân và càng cua ra. Lúc này, bạn có thể dễ dàng tách mai cua và phần trứng xốp bên ngoài yếm. Dùng tăm lấy gạch cua để vào một cái chén riêng. Phần thịt cua bạn rửa lại thêm 1 lần với nước cho sạch.
Đem phần thân cua và mai cua ngâm trong nước muối loãng khoảng 15 phút để loại bỏ ký sinh trùng rồi rửa lại thật sạch. Bạn đem đi xay nhuyễn hoặc giã nhuyễn. Lưu ý: Nên giã hoặc xay với 1 ít muối để không bị bắn vỏ cua ra ngoài, riêu cua cũng sẽ đóng thành bánh ngon hơn.
Sau đó hòa với 1,5 - 2 lít nước sạch bóp nhuyễn trong 5 phút để phần nước đặc lại. Dùng rây lọc bỏ bã cua, chỉ lấy nước cua.
2.2. Ninh xương làm nước dùng
Chà xát xương ống với muối để làm sạch và khử khuẩn, sau đó trần qua nước sôi khoảng 2-3 lần cho hết mùi tanh hôi. Sau đó cho xương vào ninh với 1,5l -2l nước cùng với 1 ít hành, gừng trong khoảng 30 phút là được. Ninh xong vớt hết xương và hành, gừng ra, chỉ lấy nước dùng trong.
2.3. Chế biến lẩu cua đồng
+ Đun nóng chảo dầu trên bếp, cho hành đã thái mỏng vào phi chín vàng.
+ Vớt hành ra bát, tiếp tục để chảo dầu trên bếp, cho cà chua vào xào.
+ Thêm 1 thìa canh nước mắm vào, đảo đều cà chua rồi cho gạch cua vào xào cùng khoảng 2-3 phút cho đến khi gạch tan thì tắt bếp.
+ Trong lúc xào nên dầm cà chua ra cho mềm để khi nấu lẩu có màu nước dùng đẹp.
+ Cho nước cua đã lọc và nước dùng ninh xương trước đó vào nồi, đun lửa vừa. Khi nước sôi, vớt thịt cua ra một bát riêng.
+ Thêm 1 ít giấm bỗng để nước lẩu có vị chua nhẹ, nêm nêm gia vị cho vừa miệng rồi tắt bếp.
+ Cuối cùng, múc lẩu ra nồi nhỏ, cho đậu hũ, riêu cua, thịt bò vào dọn lên bàn ăn. Khi sôi nhúng các loại rau vào thưởng thức cùng với bún tươi.
Chúc các bạn ngon miệng!!!