một vài nghi lễ trong phong tục cưới hỏi miền bắc

một vài nghi lễ trong phong tục cưới hỏi miền bắc

một vài nghi lễ trong phong tục cưới hỏi miền bắc

Mỗi một miền quê lại có một phong tục văn hóa khác nhau. Phong tục cưới hỏi ba miền Bắc, Trung, Nam đều có những nghi lễ ăn hỏi riêng, tuy nhiên đa phần khá tương đồng và căn bản gồm 3 nghi lễ chính: lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi, lễ cưới. Cùng dịch vụ nấu cỗ tại nhà ở hà nội tìm hiểu về phong tục cưới hỏi ở miền Bắc nhé:

1. Lễ chạm ngõ:
Đối với phong tục cưới hỏi miền Bắc, lễ chạm ngõ hay còn được gọi là lễ dạm ngõ là nghi lễ đầu tiên trước khi tiến hành lễ cưới. Là lễ mà hai bên gia đình gặp mặt nhau để giao lưu và cho phép hai đôi uyên ương này tìm hiểu về nhau. Lễ vật trong ngày dạm ngõ đơn giản chỉ gồm thuốc, trầu cau, chè, bánh kẹo và số lượng chẵn.

Đối với lễ chạm ngõ này, nhà trai qua nhà gái không cần quá đông, chỉ gồm 4 người là đủ. Và việc đón tiếp bên nhà trai cũng đơn giản hơn trong lễ cưới, chỉ cần hai bên gia đình thấy thoải mái, thân thiện, ấm cúng bên nhau. Còn đối với bên nhà gái chuẩn bị sẵn nước trà, thuốc, bánh kẹo, trái cây… để mời nhà trai. Lễ vật mà nhà gái nhận được từ nhà trai sẽ được đặt lên bàn thờ tổ tiên để thắp hương. Cuối cùng hai bên vui vẻ bàn chuyện xem ngày, và chọn ngày lạnh tháng tốt và các thủ tục cho lễ ăn hỏi sắp tới.
2/Lễ ăn hỏi: Sau lễ dạm ngõ là lễ ăn hỏi
Trong lễ ăn hỏi, các thủ tục: ăn hỏi, xin cưới và nạp tài được gộp luôn trong ngày này. Nhà trai sẽ mang tới nhà gái 30 chục trầu và tráp ăn hỏi. Sau khi bố chú rể, bố cô dâu giới thiệu những người tham dự, mẹ chú rể sẽ lần lượt đưa 30 chục trầu. Chục trầu đầu tiên là cho nghi thức ăn hỏi, chục trầu tiếp theo cho nghi thức xin cưới và chục trầu thứ 3 là cho lễ nạp tài. Sau khi nhà gái nhận chục trầu thứ 3 thì sẽ đến lễ nhận các tráp ăn hỏi của nhà trai.

 Tráp ăn hỏi có thể gồm 5, 7, 9 hoặc 11 tráp nhưng phải là số lẻ và lễ vật trong các tráp phải là bội số của 2. Đồ lễ ăn hỏi không thể thiếu là bánh cốm, bánh su sê, mứt sen, chè, rượu, trầu cau, thuốc lá… và có thêm xôi, lợn quay.
Các mâm quả này sẽ  được nhà gái đưa lên bàn thờ gia tiên để thắp hương cho tổ tiên.
Điều đặc biệt cần lưu ý trong lễ ăn hỏi là nhà trai phải chuẩn bị 3 phong bì đựng tiền (gọi là lễ đen), một phong bì dành cho nhà nội cô dâu, một phong bì dành cho nhà ngoại cô dâu và phong bì còn lại để thắp hương trên bàn thờ nhà cô dâu. Số tiền tùy thuộc vào nhà gái.
Cuối cùng, cô dâu và chú rể ra mắt hai họ, rót nước, mời trầu các vị quan khách.
3/Lễ cưới:
Ngày cưới sẽ được diễn ra vào ngày lành tháng tốt mà hai bên gia đình đã ấn định từ trước. Phần này mỗi nơi phong tục mỗi khác nhưng cơ bản sẽ có những lễ nghi sau:
- Lễ rước dâu (dẫn dâu, xin dâu):  Giờ đi đón dâu thì phải tuân thủ "đi hơn về kém" tức là khi bắt đầu đi phải đi giờ hơn, lúc bắt đầu bước chân từ nhà gái về phải là giờ kém. Đoàn rước dâu của nhà trai đi thành một đoàn, có người đại diện họ nhà trai đi trước, cùng với người mang lễ vật. Đại diện nhà trai sẽ phát biểu và trao lễ vật sau đó xin phép cho chú rể vào phòng đón cô dâu ra khỏi phòng. Trước tiên là 2 người ra thắp hương tổ tiên sau đó ra ngồi ngoài hội trường lễ Vu Quy ở bàn đã được kê sẵn quay mặt xuống phía dưới. Cô dâu chú rể nhận quà mừng, lời chúc từ cha mẹ, họ hàng (nhà gái). Sau đó là cả đoàn rời nhà gái, để đưa dâu về nhà chồng.

- Rước dâu vào nhà: Theo phong tục tập quán là “cha đưa mẹ đón” tức cha đưa con gái đến nhà trai và mẹ chồng sẽ đón con dâu. Khi đoàn đưa dâu về đến ngõ mẹ chồng dắt cô dâu vào nhà, làm lễ ra mắt trước bàn thờ tổ tiên bên nhà trai.
Sau đó chú rể sẽ dắt cô dâu ra hôn trường tổ chức lễ cưới, trong lễ cưới chính tại nhà trai chú rể sẽ trao nhẫn cưới cho cô dâu để chính thức se duyên vợ chồng.

Bài viết cùng chuyên mục

Ảnh Mâm cúng Thần Tài gồm những gì?

Mâm cúng Thần Tài gồm những gì?

Ngày Thần Tài hay còn được gọi là ngày vía của Thần Tài, diễn ra vào ngày 10 tháng Giêng Âm lịch hàng năm. Theo quan niệm dân gian, vào ngày lễ này Thần Tài sẽ xuất hiện trên trần gian để ban phước cho mọi người. Do đó, người Việt thường tổ chức lễ cúng n ...

Chi tiết
Ảnh  CÁCH LÀM SÚP GÀ NẤM THƠM NGON BỔ DƯỠNG

 CÁCH LÀM SÚP GÀ NẤM THƠM NGON BỔ DƯỠNG

Món súp gà không chỉ thơm ngon, dễ làm mà còn là món ăn bổ dưỡng, rất có ích cho sức khỏe người dùng. Chẳng cần phải ra nhà hàng, chỉ cần một công thức đơn giản và vài bí quyết là bạn có thể trổ tài nấu nướng với món súp gà thơm ngon ngay tại nhà để gia đ ...

Chi tiết
Ảnh Mâm Cơm Cúng Rằm Tháng 7 Lễ Vu Lan

Mâm Cơm Cúng Rằm Tháng 7 Lễ Vu Lan

Rằm tháng 7 là một ngày lễ truyền thống của người Việt Nam, nó không chỉ là một ngày rằm thông thường mà còn là ngày lễ Vu Lan - ngày con cháu tỏ lòng hiếu kính với tổ tiên, ông bà, cha mẹ và cũng là ngày Xá tội vong nhân (hay còn gọi là lễ cúng cô hồn). ...

Chi tiết
Ảnh CÁCH NẤU LẨU CUA ĐỒNG – THANH NGỌT CHO MÙA HÈ

CÁCH NẤU LẨU CUA ĐỒNG – THANH NGỌT CHO MÙA HÈ

Lẩu cua đồng là món ăn dân dã được nhiều người yêu thích. Tại một số địa phương khác, món ăn này có tên gọi khác là lẩu đồng quê. Lẩu cua có tính mát, đầy chất dinh dưỡng và thơm ngon nên cuối tuần được các mẹ, các chị chế biến cho người thân. Dưới đây là ...

Chi tiết
Ảnh LỄ TẾT ĐOAN NGỌ 5/5 MÀ BẠN CẦN BIẾT?

LỄ TẾT ĐOAN NGỌ 5/5 MÀ BẠN CẦN BIẾT?

Vào ngày 5/5 âm lịch, các gia đình sẽ chuẩn bị mâm cúng Tết Đoan Ngọ dâng lên tổ tiên, thần linh mong một mùa vụ bội thu. Tết Đoan Ngọ hay còn có tên gọi khác là tết Đoan dương, tết diệt sâu bọ,... được tổ chức vào ngày 5/5 âm lịch hàng năm. ...

Chi tiết
Ảnh Cách làm bê sữa cuốn cho ngày hè

Cách làm bê sữa cuốn cho ngày hè

Bê sữa cuốn là một trong những món ăn thơm ngon, đặc sắc. Bạn có thể lựa chọn nó thưởng thức cùng gia đình hoặc để chiêu đãi bạn bè, người quen. Nó có cách chế biến đặc sắc, thơm ngon và không có dầu mỡ với sự kết hợp của hương vị chua thơm từ rau rừng ăn ...

Chi tiết
Ảnh Cách làm ức gà ăn cực cuốn mà không lo tăng cân

Cách làm ức gà ăn cực cuốn mà không lo tăng cân

Ức gà là một trong những nguyên liệu được các huấn luyện viên thể hình, chị em phụ nữ có nhu cầu giảm cân, thon gọn vóc dáng sử dụng. Vậy, bí quyết ăn ức gà giảm cân đúng cách, hiệu quả tại nhà như thế nào? ...

Chi tiết
Ảnh CÁCH LÀM SALAD GÀ THƠM NGON GIẢI NGẤY

CÁCH LÀM SALAD GÀ THƠM NGON GIẢI NGẤY

“Nhắc tới là thèm” là những món ăn để lại ấn tượng sâu sắc đối với người thưởng thức, salad gà là một trong những món ăn như vậy. Bạn có biết cách làm món salad gà thơm ngon và bổ dưỡng này không? Cùng Nấu cỗ tại nhà ở Hà Nội khám phá cách làm ngay nhé. ...

Chi tiết
Ảnh Cách làm ốc nhồi thịt hấp xả gừng cực đơn giản

Cách làm ốc nhồi thịt hấp xả gừng cực đơn giản

Ốc nhồi thịt là món ăn dân dã, quen thuộc và gần gũi. Món ăn độc đáo này đã chiếm không ít sự yêu mến của giới sành ăn. Nếu ốc nhồi thịt cũng là “món ruột” của bạn, thì hôm nay Nấu cỗ tại nhà ở Hà Nội sẽ bật mí ngay cách làm ốc nhồi thịt vô cùng độc đáo, ...

Chi tiết
Ảnh Cách làm bê chao Mộc Châu tại nhà ngon khó cưỡng 

Cách làm bê chao Mộc Châu tại nhà ngon khó cưỡng 

Trong số những món chế biến từ thịt bê thường thấy thì cách làm bê chao Mộc Châu có lẽ là đơn giản nhất, nhưng lại có hương vị thuộc hàng đặc sản. Bê Chao Mộc Châu là món ăn đặc sản nức tiếng xa gần mà bất kể ai đặt chân đến vùng đất này cũng phải thử một ...

Chi tiết
Ảnh MÓN ĂN TỪ CÁ GIÚP “GIẢI NGẤY” SAU TẾT 

MÓN ĂN TỪ CÁ GIÚP “GIẢI NGẤY” SAU TẾT 

Tương tuyền từ xưa, ăn cá đầu năm để năm mới sẽ có sức mạnh hóa thân chuyển hóa sự nghiệp như cá chép hóa rồng.Trong tiếng Trung, từ "cá" phát âm gần giống từ "dư", mang nghĩa dư thừa no đủ, vì thế cá là một trong những món ăn mang lại may mắn no đủ về tà ...

Chi tiết
Ảnh Trâu cháy tiêu xanh – món đặc biệt trong mùa đông

Trâu cháy tiêu xanh – món đặc biệt trong mùa đông

Trong món ăn này, thịt trâu được đốt trên bản gang nóng hổi, bốc khói nghi ngút, hương thơm hấp dẫn lôi cuốn kích thích mọi giác quan. Vị ngon đậm đà của thịt trâu hòa cùng vị cay nồng của tiêu xanh, vị ngọt bùi của tỏi khiến thực khách không thể nào quên ...

Chi tiết
 Hotline: 0936.53.53.89
.
.
.
.