Ngày này là dịp lễ Vu Lan (lễ báo hiếu). Lễ này cũng trùng với Tết Trung Nguyên của người Hán và ngày Xá tội vong nhân của người phương Đông.
Việc bài trí mâm cúng Rằm tháng 7 và cách cúng vào ngày lễ này là vô cùng trọng đại vì ngày Rằm tháng 7 là một ngày lễ quan trọng trong truyền thống văn hóa của con người Việt Nam. Đây là dịp để con cháu bày tỏ lòng biết ơn đến ông bà, cha mẹ, tổ tiên của minh.
Hãy tham khảo Nấu cỗ tại nhà ở Hà Nội cách chuẩn bị cho một ngày Rằm tháng 7 đầy ý nghĩa nhé.
- Mâm lễ Phật cúng chay
Trong ngày lễ cúng rằm tháng 7, mâm cúng dâng lên cho các vị chư Phật thông thường sẽ là các món chay thể hiện sự kính trọng và thực hiện theo luật nhân quả, không sát sanh. Thông thường, mâm cúng sẽ có một số món như sau:
- Xôi gấc, xôi đỗ xanh hoặc xôi vò hạt sen
- Nem chay hoặc nem nấm.
- Canh nấm hoặc canh rau củ.
- Đậu hũ non sốt nấm
- Các món ăn khác tùy theo sở thích và điều kiện của từng gia đình.
- Mâm mặn cúng gia tiên trong nhà
Mâm cúng trong nhà hay còn gọi là mâm cúng gia tiên, thể hiện lòng kính trọng, tri ân với những người đã khuất. Cần chuẩn bị tươm tất, đầy đủ, sạch sẽ và đầy dinh dưỡng.
Mâm cúng thường sẽ là các món mặn như: gà luộc, xôi gấc, chả lụa, gỏi, cơm, canh,.... kèm theo là trái cây, nhang đèn, hoa cúng. Ngoài ra, sẽ có thêm vàng mã và một số vật dụng khác cho người cõi Âm để họ có được một cuộc sống sung túc, đầy đủ.
- Mâm mặn cúng chúng sinh ngoài trời
Ngoại trừ cúng Phật và gia tiên, người Dương thế còn một mâm cỗ cúng cho những linh hồn còn vương vấn nơi trần thế để thể hiện lòng từ bi, đức độ. Mâm cúng sẽ được đặt trước cửa và thực hiện và chiều ngày 14 hoặc trưa ngày 15/7 Âm lịch. Lễ cúng thông thường sẽ bao gồm một số món sau:
Cháo pha loãng.
Nước.
Nhang đèn.
Trái cây.
Tiền vàng.
Trên là những điều cần chuẩn bị và lưu ý khi chuẩn bị mâm cúng ngày Rằm âm lịch. Mong bài viết sẽ giúp ích cho bạn